Như chúng ta đã biết để có một cơ thể khỏe mạnh, không bệnh tật, một thể hình cân đối, một cặp mắt sáng ngời là mong muốn của tất cả mọi người. Vậy để biết cách phòng tránh bệnh cong vẹo cột sống và tật cận thị học đường thì trước hết chúng ta phải hiểu được thế nào là cong vẹo cột sống và thế nào là cận thị, nguyên nhân và biện pháp phòng tránh nó. Sau đây chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu.
I. Tật cận thị
Cận thị là tật khúc xạ làm cho mắt chỉ nhìn thấy rõ vật ở xa mà không nhìn thấy rõ được vật ở gần.
1. Triệu chứng:
- Nhìn các vật xa mờ, nhìn rõ các vật ở gần
- Mỏi mắt
- Đi khám mắt bác sĩ kết luận bị cận thị ( tùy các mức độ)
2. Nguyên nhân:
- Đọc sách không đủ ánh sáng
- Thường xuyên tiếp xúc với máy tính, trẻ xem điện thoại, xem máy tính nhiều, tư thế không phù hợp, mắt phải làm việc nhiều do ở khoảng cách quá gần.
- Do di truyền
3. Biện pháp phòng tránh:
Học tập và làm việc khoa học, cho mắt nghỉ ngơi sau khi làm việc.
Bảo vệ mắt khi làm việc, khi tiếp xúc với hóa chất độc hại. Bảo vệ mắt khỏi tia UV và ánh nắng mặt trời bằng cách đeo kính khi trời nắng.
Kiểm tra mắt thường xuyên. Đeo kính đầy đủ khi đã bị cận thị để tránh bệnh nặng hơn.
Riêng với học sinh cần chú ý tư thế ngồi, không học ở nơi thiếu ánh sáng, bàn ghế đúng tiêu chuẩn, ngồi xem ti vi ở khoảng cách không gần quá. Gần đây tật cận thị học đường đang ngày càng phổ biến do học sinh sử dụng nhiều các đồ dùng công nghệ như máy tính, điện thoại. Do đó để phòng ngừa cận thị, trẻ em cần được hạn chế sử dụng quá mức đồ dùng công nghệ.
- Nơi học tập, làm việc cần đủ ánh sáng với sự phân bố và cường độ tốt, không gây lóa mắt.
- Kích thước của bàn, ghế phải phù hợp với từng người.
- Cho mắt nghỉ ngơi sau thời gian học tập hoặc làm việc quá dài bằng cách nhắm mắt lại tự nhiên như ngủ khoảng vài phút, nhìn ra xa trên 5m, hoặc đi lại trong phòng,...
- Không nên đọc sách khi đang di chuyển, đi tàu xe, máy bay,...
- Vệ sinh mắt bằng nước sạch hoặc nước muối sinh lý mỗi ngày.
- Ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, nhất là các thực phẩm có chứa vitamin A như gan động vật, trứng gà, trứng vịt, các lại rau quả có màu đỏ, cam, vàng như cà chua, gấc, cà rốt, bí đỏ… các loại rau có màu xanh lục.
Chúc các bé có một đôi mắt sáng, khỏe mạnh!
II. Bệnh cong vẹo cột sống
Mọi người phải biết, phải hiểu được bệnh cong vẹo cột sống chính là những biến dạng của cột sống làm lệch hình của cơ thể.
Được chia làm hai loại đó là cong cột sống và vẹo cột sống.
Hình ảnh: Vẹo cột sống
1. Nguyên nhân bị cong vẹo cột sống
- Ngồi học không đúng tư thế ( ngồi học không ngay ngắn, nằm, quì, nghiêng khi học bài ).
- Kích thước bàn ghế không phù hợp (quá cao hay quá thấp, quá chật, thiếu chỗ ngồi học).
- Lao động quá nặng, quá sớm, bế nách em bé, đeo cặp sách quá nặng hoặc không đều hai bên vai, hoặc cắp cặp vào nách.
- Mắc bệnh còi xương, suy dinh dưỡng.
2. Tác hại của cong vẹo cột sống
- Gây lệch trọng tâm cơ thể, làm học sinh ngồi học không được ngay ngắn, gây cản trở cho việc đọc, viết, căng thẳng thị giác và làm trí não kém tập trung dẫn đến ảnh hưởng xấu tới kết quả học tập.
- Gây ảnh hưởng đến hoạt động của tim, phổi và sự phát triển của khung xương chậu (đặc biệt đối với em gái sẽ gây ảnh hưởng đến sinh đẻ khi trưởng thành )
- Cơ thể lệch , bước đi không cân đối, bước đi không đều ảnh hưởng đến thẩm mỹ.
3. Cách phòng tránh bị cong vẹo cột sống
- Tư thế ngồi học đúng, lưng thẳng có điểm tựa ngay ngắn.
- Bàn ghế phải phù hợp với tầm vóc lứa tuổi học sinh.
- Làm việc vừa sức không mang vác hay bồng bế em bé quá sức nặng.
- Không nên xách cặp hoặc đeo cặp quá nặng một bên vai, nên đeo cân hai vai.
- Đảm bảo chế độ dinh dưỡng đầy đủ, hợp lý, tránh suy dinh dưỡng còi xương.
Các con hãy ngồi học đúng tư thế để không bị cong vẹo cột sống nhé!